Một số thách thức mới của ngành gỗ trong đại dịch Covid-19

Những năm gần đây ngành chế biến gỗ của nước ta đang có bước tiến dài. Sản phẩm gỗ của Việt Nam đã xuất khẩu đi hơn rất nhiều quốc gia khác nhai. Từ đó mang lại nguồn doanh thu lớn đối với các doanh nghiệp. Đồng thời, sản lượng gỗ cũng đóng góp vào sự phát triển chung đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, những thành tựu lớn đó cũng ảnh hưởng rất nhiều bởi Covid-19. Chính vì thế, ngành gỗ đang gặp nhiều thách thức. Dưới đây là thông tin cụ thể mà tohlim.com đã tổng hợp được.

Tiềm năng của ngành gỗ

Nhu cầu sử dụng gỗ trên thế giới vẫn tăng khá cao

Tiềm năng của ngành gỗ
Tiềm năng của ngành gỗ

Những năm gần đây, nhu cầu sử dụng đồ gỗ ở các nước tăng cao, các sản phẩm bàn ghế văn phòng, đồ nội thất được tiêu thụ mạnh. Các thị trường chính  như Mỹ, EU, Nhật, Hàn Quốc vẫn duy trì sự ổn định. Ngoài ra một số quốc gia như Úc, Canada,… cũng đang nhập khẩu các sản phẩm gỗ của Việt Nam với số lượng tương đối lớn.

Tuy nhiên, thị phần sản phẩm của ngành chế biến gỗ nước ta chỉ chiếm xấp xỉ 1% tổng thị phần thế giới. Một con số còn khiêm tốn, điều đó cho thấy cơ hội phát triển của ngành gỗ còn rất lớn.

Nhưng đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với các doanh nghiệp. Đòi hỏi những thay đổi kịp thời nhất là trong thời kỳ dịch Covid 19 lan rộng. Tuy nhiên, chiến tranh thương mại Mỹ- Trung đã mang đến những cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam gia nhập những thị trường mới, và tiềm năng khác.

Nguồn nhân công dồi dào, tay nghề thợ cao

Việt Nam là một trong những quốc gia có giá thuê nhân công rẻ trên thế giới. Đây là một lợi thế lớn của các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt so với các đối thủ trong khu vực như Thái Lan, Malaysia. Cùng với đó, giá nhân công thấp giúp hạ giá thành sản phẩm; tính cạnh tranh của các sản phẩm cũng được tăng lên đáng kể.

Bên cạnh đó, nước ta có truyền thống  nghề mộc có từ lâu đời, do đó thợ mộc lành nghề thường có tay nghề cao phù hợp cho việc chế tác những sản phẩm cần sự tinh vi, sắc xảo. Đây là những mặt hàng có giá trị cao, được xuất đến các quốc gia lớn, mang lại nguồn thu cao hơn các sản phẩm khác.

Thách thức mới của ngành gỗ

Doanh nghiệp chịu lỗ để giữ khách

Chia sẻ của phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam

Theo ông Ngô Sỹ Hoài, Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, giá nguyên liệu gỗ trên thế giới đang tăng mạnh 20%-30% so với năm ngoái. Ngay cả giá nguyên liệu gỗ từ rừng trồng trong nước cũng tăng. Việc này tạo thêm gánh nặng cho các DN trong nước sau thời gian dài chống chọi với dịch.

Chia sẻ của Công ty CP Công nghệ gỗ Đại Thành

Ông Lê Văn Lương, Tổng Giám đốc Công ty CP Công nghệ gỗ Đại Thành, cho biết ông rất “đau đầu”. Vì DN sử dụng rất nhiều gỗ nhập khẩu. Nhưng hiện giá loại nào cũng tăng 15%-25%. Một số chủng loại gỗ bị DN Trung Quốc gom hàng, đẩy giá lên rất cao. Điều này khiến DN Việt Nam không mua nổi. Ngay cả gỗ thông nhập khẩu cũng đã tăng giá 5%-7% so với đầu năm. Ngoài ra, các nguyên phụ liệu khác như: sơn, vải, nệm, mút cũng tăng giá, đứt hàng do nhà cung cấp bị ảnh hưởng dịch bệnh.

Chia sẻ của Giám đốc Công ty Gỗ Mỹ Đức

Theo bà Lê Thị Bích Cảnh, Giám đốc Công ty Gỗ Mỹ Đức, một số loại gỗ xẻ nhập từ châu Âu cũng bắt đầu tăng giá nhưng vẫn chưa bằng giá nhập từ Mỹ. “Nếu như trước tháng 6-2021, giá gỗ óc chó chỉ 600-700 USD/m3 thì nay đã lên đến 1.200-1.300 USD/m3. Mặc dù giá gỗ cao nhưng nhu cầu nguyên liệu rất lớn. Nên lượng nhập khẩu vẫn tăng” – bà Cảnh nhận xét.

Chia sẻ của Giám đốc một công ty gỗ ở tỉnh Bình Dương

Giám đốc một công ty gỗ ở tỉnh Bình Dương cho hay khu vực này có nguồn gỗ cao su dồi dào nên không bị tác động lớn về giá nguyên liệu. “Nhưng đây là vùng bị ảnh hưởng nặng bởi dịch bệnh. DN tôi phải đóng cửa 2,5 tháng, mới mở lại vào đầu tháng 10. Nên công suất chỉ đạt 50%-70% so với trước dịch. Do đó, DN chỉ dám nhận đơn hàng xuất khẩu hạn chế để tránh bị đền hợp đồng vì giao chậm. Năm nay, hiệu quả của các đơn hàng rất thấp do chi phí sản xuất tăng cao. DN cũng không đạt các chỉ tiêu kinh doanh đã đề ra vào đầu năm” – giám đốc công ty gỗ này lo ngại.

Chia sẻ của tổng Giám đốc Công ty TNHH Chế biến gỗ Hiệp Long

Theo ông Huỳnh Văn Thanh, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Chế biến gỗ Hiệp Long, DN chế biến và xuất khẩu gỗ. Hiện nay không chỉ chịu áp lực về giá gỗ nguyên liệu tăng. Mà còn phải gánh thêm phần chi phí vận chuyển container cao ngất ngưởng. “Trước đây, một container đi châu Âu có phí vận chuyển khoảng 2.000 USD. Nay tăng lên 12.000-13.000 USD. Thậm chí lên tới 20.000 USD nếu vận chuyển đến các bang miền Đông nước Mỹ” – ông Thanh dẫn chứng.

Chia sẻ của Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP HCM

Ông Nguyễn Chánh Phương, Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP HCM (HAWA), cho hay dù giá nguyên liệu tăng, phí vận chuyển tăng. Nhưng DN rất khó đàm phán giả cả với những hợp đồng đã ký từ trước. DN gỗ phải chấp nhận lỗ để giữ chân khách hàng. Vì thời gian qua, do giãn cách xã hội, nhiều đơn hàng không thể giao đúng tiến độ. Nên khó có thể yêu cầu khách đồng ý giá mới.

Chia sẻ của Chủ tịch Hiệp hội Gỗ cứng Mỹ

Tại một hội thảo mới đây, ông John Chan, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ cứng Mỹ, lý giải do nhu cầu về nội thất ở Mỹ và châu Âu tăng. Cộng với việc gián đoạn logistics cùng các phụ phí phát sinh vì Covid-19. Chính là nguyên nhân khiến giá gỗ nguyên liệu leo thang. Chưa kể, giá nhân công và những khó khăn do Covid-19 cũng cản trở chuỗi cung ứng nguyên liệu.

Khó khăn khi tìm kiếm nguồn nguyên liệu

Tính toán giá nguyên vật liệu

Khó khăn khi tìm kiếm nguồn nguyên liệu
Khó khăn khi tìm kiếm nguồn nguyên liệu

Ông Oliver Richard, Giám đốc Công ty ANVS – DN chuyên xuất khẩu gỗ từ châu Âu sang Việt Nam và Đông Nam Á, nhìn nhận nhu cầu về gỗ sẽ ngày càng lớn hơn. Nên việc giá nguồn nguyên liệu này sẽ là thách thức trong thời gian tới. Do vậy, DN trong ngành cần tính toán gia tăng hiệu quả sử dụng để có thể tiết kiệm nguyên liệu gỗ.  Đồng thời nắm bắt các xu hướng kết hợp các nguyên liệu khác để bảo đảm giá thành tốt nhất.

Trong khi đó, ông Bùi Chính Nghĩa, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, cho rằng DN cần quan tâm hơn đến nguồn cung gỗ hợp pháp trong nước như cao su, tràm, keo… Sản lượng các loại gỗ này đáp ứng được trên 75% nhu cầu sản xuất của ngành. Nhưng đáng tiếc là DN chỉ dùng để sản xuất viên nén; dăm gỗ chứ chưa dùng nhiều vào sản xuất nội thất (có giá trị cao hơn). “Chủ động nguyên liệu là một trong những điều kiện tiên quyết để phát triển bền vững” – ông Nghĩa nhấn mạnh.

Diễn biến phức tạp nên những thách thức về logistics

Ông Võ Quang Hà, Tổng Giám đốc Công ty Tavico, dự đoán do nhu cầu gỗ nguyên liệu sẽ còn tăng nên giá có thể bị đẩy cao hơn nữa. Do vậy, các DN trong ngành cần có sự hợp tác mua chung. Nhằm có được những đơn hàng lớn, ổn định về giá. Và đặc biệt là có thể tối ưu chi phí vận chuyển vốn. Câu chuyện đau đầu của chuỗi cung ứng toàn cầu.

Ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch HAWA, cũng cho rằng DN trong ngành trước mắt đang cần một chiến lược nguyên liệu hiệu quả. Trong đó, bao gồm cả việc tính toán các giải pháp nguyên liệu thay thế; kết hợp nguyên liệu cũng như liên kết mua chung, tổ chức lại sản xuất. “Dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp nên những thách thức về logistics rất khó thể thay đổi trong thời gian tới. Trong khó khăn chung, DN cần liên kết lại để có thể tạo nên các giá trị mới” – ông Khanh nhìn nhận.

Next Post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Welcome Back!

Login to your account below

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.